Những cách chăm sóc xe ô tô

Rửa xe, phủi bụi. Việc rửa xe thì định kỳ tự làm hoặc đem ra tiệm rửa xe. Nhưng rửa xong, bạn cũng nên thường xuyên một vài ngày dùng chổi lông hoặc vải mềm lau cho đỡ bụi. Như vậy vừa giữ bên ngoài xe sạch sẽ, vừa đỡ phải rửa xe thường xuyên.
Bảo dưỡng hoặc thay cần gạt kính. Ngoài việc định kỳ thay cần gạt kính, thì lau lưỡi gạt hết bụi cũng giúp làm cho gạt nước được sạch ít để lại vết hơn.
Tẩy ố kính, chữa xước nhỏ trên kính. Đây lại là một số mẹo nhỏ, tôi sẽ nghiên cứu và viết chi tiết trong bài viết riêng.
Đánh bóng vỏ ngoài, giúp cho nước sơn được bóng, sáng và bền màu.
Thay đèn chiếu sáng & đèn khác: cần biết cách mua đúng chủng loại, và cách thay thế. Công việc này quả thực cũng cần chút kinh nghiệm và đam mê với chiếc xe của mình.
Chăm sóc lốp: bơm lốp, thay lốp dự phòng, kiểm tra tình trạng lốp. Tài xế nên trang bị cho mình một chiếc bơm chân hoặc bơm điện (loại cắm tẩu thuốc hoặc ắc quy), hàng tuần hoặc trước khi đi xa cần kiểm tra áp suất lốp, và bơm đủ hơi, để đảm bảo an toàn và không hại lốp.

Chăm sóc nội thất
Hãy tự tay chăm sóc cho nội thất xe bạn, đây là nơi gần gũi nhất với người lái xe. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc nội thất của 3M hoặc Sonax để làm vệ sinh các chi tiết trong nội thất xe như bảng tap-lô, tay lái, ghế da, trần xe, sàn xe,… giúp đạt hiệu quả cao hơn và giữ cho nội thất luôn sạch sẽ bền đẹp. Ngoài ra hãy dùng máy hút bụi để hút sạch các bụi bẩn trên xe cũng như các ngõ ngách.

Dọn nội thất, chăm sóc ghế da. Đơn giản nhất là dùng khăn sạch để lau, sau đó dùng lọ xịt chuyên dụng để bảo dưỡng ghế da và nội thất.
Khử mùi, mua nước thơm

Chăm sóc phần máy
Có lẽ đây là những việc có phần khó khăn hơn, vì đa số chúng ta khá “xa lạ” với những gì trong khoang máy, chưa nói đến hiểu hoạt động của những thiết bị đó như thế nào. Dù sao, để giữ cho xế hộp hoạt động tốt, thì chúng ta cũng nên làm quen một chút với các thiết bị và học cách thực hiện một số những thao tác chăm sóc đơn giản. Còn những công việc khó hơn thì đành phải ra tiệm thôi.

Vệ sinh khoang máy
Không giống việc rửa xe thông thường gần như ai cũng có thể làm được, vệ sinh khoang động cơ cần đôi chút hiểu biết và kỹ năng nhằm tránh sai sót đáng tiếc. Vệ sinh khoang máy động cơ có những tác dụng tốt sau:

Chống cáu bẩn, gỉ sét, làm chậm quá trình lão hóa của những thiết bị, linh phụ kiện trong khoang động cơ, nhất là dây điện, ống dẫn có vỏ bọc bằng nhựa, nhôm.
Tăng hiệu quả làm mát máy. Khi bề mặt động cơ bám bụi và bị phủ lớp ô xi hóa, quá trình tản nhiệt tự nhiên qua thân vỏ máy sẽ bị ảnh hưởng, và hiệu quả của động cơ do đó cũng bị hạn chế ít nhiều.
Giữ vệ sinh sạch sẽ, tăng tính thẩm mỹ. Rõ ràng là người sử dụng, thỉnh thoảng mở nắp capo, nhìn thấy máy móc sạch sẽ cũng thấy thích mắt rồi. Nếu duy trì thường xuyên, thì việc giữ gìn hình thức sẽ rất có lợi một khi bạn quyết định chào bán xe.
Giúp phát hiện sớm một số hỏng hóc bất thường. Mọi thứ sạch sẽ, gọn gàng sẽ giúp bạn dễ phát hiện ra những bất thường kiểu như: dây điện sắp đứt, tuột mối nối, ống dẫn bị rạn nứt… Khi đó bạn chủ động có phương án khắc phục (tự làm hoặc ra hiệu), và như vậy thường sẽ đơn giản và tiết kiệm hơn so với lúc hư hỏng xảy ra bất thình lình khi bạn đang lái xe trên đường.

Vệ sinh thắng (phanh)
Khi chiếc xe chạy được một thời gian, khoảng 5.000-7.000km, hệ thống phanh sẽ bị bám bụi, các mạt vụn hoặc dầu mỡ bám trên phanh và làm giảm hiệu quả phanh. Việc bạn cần làm là vệ sinh sạch sẽ các chất bẩn đó. Nếu có các đội kê, bạn có thể tháo rời bánh xe và tiến hành vệ sinh phanh. Hãy lấy giấy nhám để vệ sinh bố phanh, dùng chai dung dịch vệ sinh phanh để bảo dưỡng đĩa phanh và hệ thống phanh. Chai dung dịch vệ sinh phanh 3M bán trên thị trường khoảng 150.000 đồng và rất tiện lợi.


Bổ sung nước làm mát
Nước làm mát là thành tố quan trọng đặc biệt đối với động cơ ô tô, nhưng kiểm tra nước làm mát lại là một trong những công việc đơn giản nhất mà mỗi lái xe cần làm thường xuyên. Bình bổ sung nước làm mát thường được bố trí gần thành xe bên trong khoang máy. Trên vỏ bình được đánh dấu bằng các vạch chỉ mức nước phù hợp.

Mỗi tài xế cần xem xe của mình sử dụng loại nước làm mát nào và tự trang bị cho mình một bình nước làm mát dự phòng. Hàng tuần (thậm chí hàng ngày nếu xe vận hành nhiều), lái xe cần mở ca-pô kiểm tra và bổ sung nếu cần thiết.

Thay lọc gió máy, lọc gió điều hòa
Khi lọc gió bị bẩn thì sẽ làm giảm lưu lượng gió được hút vào xe, qua đó gián tiếp làm xe chạy tốn nhiên liệu. Qua thời gian, lọc gió máy lạnh bị ẩm, bụi bẩn tích tụ dần, đây là nơi vi khuẩn hoạt động mạnh sinh ra nhiều khí độc hại. Khi hệ thống điều hòa hoạt động, không khí được hút qua lọc và cuốn luôn những nấm mốc vi khuẩn, gây nên mùi khó chịu.

Thay dầu máy, dầu phanh
Kiểm tra mực dầu động cơ hai tuần một lần để biết mức dầu và châm thêm nếu cần thiết vì dầu động cơ rất quan trọng cho sự vận hành và tuổi thọ của máy móc. Nếu cần thay dầu động cơ, bạn cũng có thể tự làm thợ sửa xe nhưng hơi vất vả vì phải nằm dưới gầm xe để xả nhớt máy do không có cầu nâng. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra các loại dung dịch khác như dầu hộp số, dầu thắng, nước làm mát.v.v… để đảm bảo mọi thứ đều trong tình trạng ổn định nhất.

Kiểm tra hệ thống điện
Điện là hệ thống tiếp theo bạn cần kiểm tra khi tiến hành quy trình bảo dưỡng xe ô tô tại nhà. Đầu tiên là xem xét bình ắc quy để chắc chắn chúng luôn tiếp xúc tốt và được xiết chặt. Sau đó, bạn nên kiểm tra hệ thống đèn báo và hộp cầu chì để đảm bảo hệ thống điện vẫn hoạt động bình thường.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *